Có các loại vôi thường được dùng trong nuôi tôm là: Đá vôi CaCO₃, Vôi sống CaO, Vôi tôi Ca(OH)2. Mỗi loại có công dụng khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. “Nên đánh vôi ao nuôi tôm vào ban ngày hay đêm” là câu hỏi mà nhiều bà con nuôi tôm đang thắc mắc.
Vôi được sử dụng trong ao nuôi tôm với nhiều mục đích như:
- Cắt tảo: Loại vôi dùng để cắt tảo thường là vôi bột, vôi sống (CaO). Mật độ tảo độc (điển hình là tảo lam, tảo giáp, tảo mắt…) trong ao quá cao là do hàm lượng Photpho dư thừa nhiều, khi đánh vôi ao nuôi tôm trong trường hợp này thì vôi sẽ phản ứng với Photpho và tạo kết tủa, giúp giảm Photpho trong ao và từ đó giảm tảo độc. Xem thêm: Cắt tảo bằng vôi
- Nâng độ pH trong ao tôm: Đánh vôi ao nuôi tôm bằng vôi sống (CaO) có thể giúp nâng độ pH của ao vì khi CaO phản ứng với nước trong ao nuôi tôm sẽ tạo ra dung dịch bazo Ca(OH)2 làm pH tăng, qua đó cũng làm ổn định độ kiềm trong ao nuôi tôm.
- Kích tôm lột xác: Điều này cũng liên quan 1 phần đến việc nâng pH trong ao nuôi. Vì khi độ pH trong ao nuôi thấp (cụ thể là < 7,5) thì quá trình lột xác của tôm sẽ bị ngưng trệ. Do đó, sử dụng vôi vào những ngày tôm lột xác để ổn định pH cũng là cách kích thích tôm lột nhanh
Nên đánh vôi ao nuôi tôm vào ban ngày hay đêm?
Tùy mục đích dùng vôi mà bà con sẽ lựa chọn loại vôi cũng như cách sử dụng và thời điểm đánh vôi ao nuôi tôm phù hợp:
- Đánh vôi ao nuôi tôm từ 7 – 8 giờ tối: Kích thích tôm lột.
- Đánh vôi ao nuôi tôm từ 11 – 12 giờ tối: Cắt tảo.
- Đánh vôi ao nuôi tôm từ 4 – 4:30 sáng: Ổn định kiềm.
Cách đánh vôi ao nuôi tôm cho từng trường hợp cụ thể
– Cách dùng vôi CaO để cắt tảo:
- Sử dụng 5kg vôi nóng (tùy theo mật độ tảo) ngâm trước 3 tiếng, đánh vào ban đêm lúc 11-12 giờ đêm, sau đó siphon để loại bớt xác tảo lắng xuống đáy. Cơ chế của cắt tảo bằng vôi CaO là: Vôi tác dụng với nước tạo ra Ca(OH)2 mang tính Bazơ, khi đánh xuống ao sẽ làm tăng pH cục bộ trong ao, khoảng pH tăng cao không nằm trong ngưỡng thích nghi của tảo, làm tảo bị chết.
- Sau đó, tiếp tục đánh ép vi sinh để loại bỏ tảo chết, làm sạch nước, tránh gây ảnh hưởng xấu cho tôm. Làm khoảng 2-3 nhịp có thể loại bỏ được xác tảo.
– Cách dùng vôi CaO/CaCO3 để nâng pH:
- pH lý tưởng phải từ 7.8 ~ 8.2, nếu pH không đạt bà con dùng vôi Sống CaO liều lượng 5-10kg/1000m3 cho 1 lần đánh, cứ như thế cho đến khi nào pH đạt.
- pH đo lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều không được chênh lệch quá 0.5 độ pH, nếu giao động trên 0.5 thì mỗi sáng 8-9 giờ đánh 15 kg vôi CaCO3 cho 1000m3, cho đến khi nào pH độ pH giao động dưới 0.5 thì ngưng và duy trì như vậy.
– Cách dùng vôi trong một số trường hợp khác:
Vôi còn được dùng để cải tạo ao. Khi cải tạo, ao sử dụng vôi bột CaCO3 hoặc vôi tôi Ca(OH)2 với liều dùng 8 – 10 kg/100m2, rải đều khắp bề mặt ao. Nếu ao bị phèn có thể tăng liều lượng.
Sử dụng vôi bột CaCO3 khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn dưới đáy ao. Trong trường hợp này thường dùng vôi bột CaCO3 với liều lượng từ 1 – 3 kg/100 m3 nước, hòa với nước để nguội lấy nước trong tạt đều khắp ao.
Để giảm độ đục của nước, hòa tan chất hữu cơ sử dụng vôi bột CaCO3. Sử dụng 1 – 2 kg pha với 100 m3 nước tạt đều khắp ao, đợi 1 thời gian nước sẽ trong trở lại.
Lưu ý khi đánh vôi ao nuôi tôm để mang lại hiệu quả cao
- Xác định liều lượng vôi phù hợp. Nên chia nhỏ các lần tạt xuống ao cách nhau 15-20 phút, tránh tạt lượng lớn hóa chất xuống ao.
- Cần lưu ý các chỉ số môi trường khi đánh vôi vì vôi có thể khi cắt tảo và vôi cũng làm tăng kiềm, tích tụ đóng cặn ở đáy và biến động các chỉ số gây ô nhiễm môi trường nước
- ao